Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động
của hệ miễn dịch, do đó chúng ta cần bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng
trong bữa ăn hằng ngày. Hãy cùng tìm hiểu nên ăn gì để tăng sức đề kháng trong bài
viết dưới đây.
Ảnh minh họa
1. Sức đề kháng
là gì?
Sức đề kháng là khả năng bảo vệ cơ thể chống lại
các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... Sức đề
kháng tốt giúp cơ thể ngăn chặn những tác nhân gây bệnh từ môi trường hoặc loại
bỏ, tiêu diệt khi chúng xâm nhập vào cơ thể.
Ngược lại khi sức đề kháng suy giảm, cơ thể trở nên
yếu ớt, dễ mắc bệnh. Các yếu tố làm giảm sức đề kháng là hệ miễn dịch suy yếu, ô nhiễm không khí, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thức
khuya, lạm dụng kháng sinh, thừa cân, béo phì,... Những đối tượng dễ suy giảm sức đề
kháng là người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính, trẻ em, phụ nữ mang thai,
người mới ốm dậy,... Vì vậy, ăn gì để tăng sức đề kháng là vấn đề cần
được quan tâm.
2. Thực phẩm
giúp tăng cường sức đề kháng
- Trái cây họ cam, quýt: Trái cây họ cam, quýt như
cam, chanh, quýt,... là nguồn cung cấp vitamin C dồi
dào cho cơ thể. Vitamin C có tác dụng cải thiện chức năng của hệ miễn dịch,
giúp làm giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, vitamin C còn thúc đẩy
sản xuất interferon – một loại protein có tác dụng chống lại mầm bệnh.
- Đu đủ: chứa nhiều vitamin C, đặc biệt là
enzyme papain có tác dụng chống viêm. Ngoài ra, đu đủ còn là nguồn cung cấp
kali, vitamin B, acid folic,... có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch.
- Hạnh nhân: Hạnh nhân là
thực phẩm cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, đặc biệt là
vitamin E, magie, mangan, chất xơ. Vitamin E là
vitamin tan trong dầu, vì vậy sự hấp thu cần có mặt chất béo. Do đó, hạnh nhân
là thực phẩm cung cấp nguồn vitamin E hoàn hảo nhờ hàm lượng chất béo cao và
nhiều vitamin tốt cho sức khỏe.
- Táo: Táo chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng với
cơ thể như vitamin A, B, C, kali, acid folic,
... Trong đó, vitamin C có khả năng chống lại bệnh cúm hiệu quả. Táo có thể sử
dụng để ăn trực tiếp hoặc ép nước uống,... đều rất tốt cho hệ miễn dịch.
- Ớt chuông đỏ: Ăn gì để tăng sức đề kháng đó
chính là ớt chuông đỏ,
vì loại thực phẩm này chứa lượng vitamin C rất dồi dào. Theo các nghiên cứu, lượng
vitamin C trong ớt chuông đỏ cao gấp 2 lần trong các loại trái cây họ cam,
quýt. Không chỉ vậy, ớt
chuông đỏ giàu beta caroten có tác dụng tăng cường miễn dịch và tăng sức dẻo
dai cho làn da.
- Tỏi: Không chỉ được dùng như một gia vị thông dụng
trong chế biến món ăn, tỏi còn được sử dụng để ngăn ngừa cảm cúm, viêm đường hô
hấp, giảm mỡ máu,
hạ huyết áp,... Trong tỏi chứa nhiều iod và tinh dầu có tác dụng chống viêm, diệt
khuẩn hiệu quả.
- Gừng: Tương tự tỏi, gừng vừa là một gia vị trong nấu
ăn, vừa được sử dụng như một vị thuốc. Gừng có công dụng làm dịu họng, giảm
viêm, buồn nôn và đau; làm chậm quá trình sản xuất cholesterol.
- Trà xanh: Trà xanh là
thực phẩm không thể không nhắc đến khi tìm hiểu về vấn đề ăn uống gì để
tăng sức đề kháng. Trà xanh có chứa flavonoid làm giảm nguy cơ cảm lạnh thông
thường. Theo các nghiên cứu, tiêu thụ những thực phẩm giàu flavonoid sẽ làm giảm
nguy cơ bị nhiễm khuẩn hô hấp so với những người không sử dụng.
- Thịt bò: Hàm lượng protein và vitamin B6 trong
thịt bò tương đối cao, 100g thịt bò có thể tạo ra 22g protein. Vì vậy, thịt bò
là thực phẩm được lựa chọn khi tìm hiểu ăn gì tăng sức đề kháng cho trẻ và
người lớn. Ngoài ra, thịt bò giàu kẽm và các khoáng chất thiết yếu khác, giúp
tăng cường quá trình tổng hợp protein, tăng cường sức đề kháng./.
Minh Đức
(t/h)