Tiêm filler bị vón cục là
tình trạng sau khi tiêm vị trí tiêm xuất hiện các cục tròn nhỏ dưới da, nổi lộm
cộm.
Ảnh minh họa
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng
tiêm filler bị vón cục
- Filler không rõ nguồn gốc, kém chất lượng
- Bị tiêm filler quá liều lượng
- Tiêm sai kỹ thuật, sai vị trí
- Nhiễm trùng sau tiêm filler
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng
tiêm filler bị vón cục
- Vùng cằm: Cằm bị sưng hoặc lệch, mất cân đối; các mảng da bị
sưng, bầm tím và sờ vào cảm thấy khá cứng; da bị chứng giãn mạch máu hoặc bị
nổi mẩn đỏ.
- Vùng má: Nhìn thấy hoặc sờ thấy các cục cứng hoặc bướu dưới
da; bầm hoặc sưng
xung quanh vùng tiêm; da bị nhạy cảm hoặc đau tại vùng tiêm; màu da xung quanh vùng tiêm đổi
sang màu xanh hoặc xám; mất cảm giác, như tê hoặc ngứa.
- Vùng môi: Môi bị sưng, đau nhức và khó chịu, có các hạt nhỏ,
cứng nổi lên trong lòng môi.
Ngoài ra, tiêm ở các
vùng khác cũng có các triệu chứng tương tự
3 Khắc phục hiện tượng tiêm filler bị
vón cục
- Đi khám: Thăm khám là
cách tốt nhất để kiểm soát tình hình. Người bệnh được bác sĩ kiểm tra tình
trạng các vùng da sau tiêm filler và đề ra giải pháp điều trị phù hợp. Các
trường hợp và phương án xử lý thích hợp:
+ Vùng da sau tiêm filler bị sưng nhẹ sau viêm, chưa tạo thành nốt cục: Bác
sĩ hoặc chuyên gia hướng dẫn người bệnh các cách khắc phục tình trạng này tại
nhà bằng cách chườm mát.
+ Vùng tiêm filler sau tiêm bị vón cục, kèm sưng viêm: Bác sĩ kê một số loại
thuốc kháng sinh, kháng viêm để uống và kết hợp với tiêm giải filler hoặc tiêm
steroid.
+ Đối với các biến chứng nặng: Bác sĩ điều trị thực hiện tiêm tan filler hoặc
rút filler ra khỏi cơ thể ngăn da bị hoại tử.
- Massage nhẹ nhàng quanh vị trí tiêm
filler: Nếu tình trạng
filler bị vón cục không quá nặng, phương pháp massage nhẹ nhàng rất phù hợp,
giúp loại bỏ những cục u hay vết sưng. Khi massage, người thực hiện dùng tay ấn nhẹ vào
vùng da xung quanh vết tiêm. Với cục u trên da, người bệnh dùng tăm bông nhỏ và
nhấn nhẹ. Các thao tác cần thực hiện thật nhẹ nhàng, chính xác để hạn chế gây
thêm tổn thương ở những vùng da này. Việc massage giúp filler được dàn đều, giảm thiểu
tình trạng vón cục và sưng đau.
- Tiêm tan filler bị vón cục theo chỉ định bác sỹ: chỉ định với
những trường hợp khách hàng xuất hiện filler bị vón cục ở mức độ nặng và không
thể thực hiện massage tại nhà.
- Tiêm steroid vào nốt cục theo chỉ định bác sỹ: Với những nốt
cục vẫn còn tồn tại sau tiêm tan, chúng ta có thể dùng phương pháp tiêm
steroid.
- Phẫu thuật loại bỏ filler: Phương pháp phẫu thuật loại bỏ
filler được áp dụng trong trường hợp xuất hiện filler bị vón cục nặng, sử dụng
filler vĩnh viễn xuất hiện các cục u to gây biến dạng và để lại sẹo nếu không
xử lý kịp thời, các bác sĩ sẽ cắt bỏ cục u
ngay.
4. Hướng dẫn chăm
sóc da sau khi tiêm filler
- Uống nhiều nước: Điều này vừa giúp filler phát huy tác dụng tối ưu vừa hỗ
trợ quá trình hồi phục sau tiêm tiêm filler.
- Không massage mạnh và hạn chế xông hơi khoảng 1 tuần đầu sau tiêm.
- Hạn chế tiếp xúc, chà xát mạnh lên vùng tiêm.
- Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và môi trường có nhiệt độ cao.
- Không sử dụng sản phẩm lên vùng da tiêm filler.
- Không ngủ úp mặt hoặc đè lên vị trí tiêm.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh để hỗ trợ phục hồi nhanh sau tiêm.