Ảnh
minh họa
Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai hoạt động
kém hiệu quả hơn bình thường. Điều này sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và
gây viêm nhiễm nướu.
Sức
khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi có thể bị ảnh hưởng khi răng miệng bị
đau nhức, mắc phải bệnh lý. Dưới đây là những nguy cơ mẹ bầu có thể gặp phải:
Nhiễm trùng lan rộng
Vi
khuẩn gây viêm nhiễm ở răng miệng có thể lan rộng ra khắp các bộ phận khác
trong cơ thể, từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Ảnh
hưởng đến sức khỏe tổng thể
Tình
trạng đau răng, viêm nướu kéo dài sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, cảm thấy chán ăn, ảnh
hưởng đến quá trình mang thai.
Tăng nguy cơ sinh non
Nhiều
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các vấn đề về răng miệng như: viêm nướu, sâu
răng,... nếu không được điều trị đúng cách sẽ có thể làm tăng nguy cơ sinh non,
đồng thời khiến trẻ sinh bị nhẹ cân.
Tăng nguy cơ sâu răng
cho bé khi chào đời
Nếu
vấn đề chăm sóc răng phụ nữ mang thai không được chú trọng, tình trạng sâu răng
từ khi mang bầu sẽ kéo theo nhiều vấn đề ngay cả khi đã sinh con. Trẻ có nguy
cơ bị lây sâu răng từ mẹ qua các tiếp xúc hàng ngày như ôm, hôn, bón cháo,...
Phụ nữ mang thai có nhổ
răng được không?
Trong
những trường hợp răng sâu nặng, bị hư hỏng nghiêm trọng, không thể bảo tồn bằng
các phương pháp phục hình nha khoa, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Thế nhưng, phụ
nữ trong giai đoạn mang thai có nhổ răng được không?
Theo
các chuyên gia nha khoa, mẹ bầu hoàn toàn có thể nhổ răng. Tuy nhiên, nếu không
thực sự khẩn cấp thì bác sĩ sẽ hoãn can thiệp nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến sức
khỏe của mẹ và bé. Mặc dù nhổ răng là một tiểu phẫu đơn giản nhưng vẫn gây chảy
máu. Trong khi đó, phụ nữ mang thai cần ổn định thể chất, đảm bảo tuần hoàn máu
tốt để có thể vận chuyển oxy và dinh dưỡng để nuôi thai nhi trong bụng.
Ngoài
ra, với những trường hợp nhổ răng hàm, nhổ răng khôn,... việc nhổ răng sẽ phức
tạp hơn nhiều. Để thực hiện, bác sĩ phải gây tê trước khi nhổ để giúp bệnh nhân
không cảm thấy đau đớn. Lượng thuốc tê giúp kiểm soát cơn đau khi nhổ răng dù
không nhiều và được chức nhận an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ ngấm vào màu và
ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên
cạnh đó, phụ nữ mang thai có thể cảm thấy lo lắng khi nhổ răng. Điều này có thể
làm giảm sút sức khỏe tinh thần, từ đó gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Thời
điểm nhổ răng thích hợp cho mẹ bầu
Thời
điểm nhổ răng thích hợp cho mẹ bầu là vào giai đoạn thai kỳ thứ 2 (tháng thứ 4
- tháng thứ 6). Đây là thời điểm các cơ quan trong cơ thể của thai nhi đã được
phát triển hoàn thiện và sức khỏe mẹ bầu cũng đã ổn định.
Trong
trường hợp nhổ răng ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, mẹ bầu cần thăm khám kỹ lưỡng
tại nha khoa uy tín, đồng thời có thêm sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa sản để
đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé./.