image banner
anh tin bai
  anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu
Lượt xem: 36

Rối loạn chuyển hóa lipid máu là một bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng bệnh như viêm tụy, xơ vữa động mạch. Việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khi bị rối loạn chuyển hóa lipid máu có vai trò quan trọng trong việc điều trị, đồng thời hạn chế một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với người bệnh.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Rối loạn chuyển hóa lipid máu là gì?

Lipid máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể con người, chúng có vai trò giúp cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh. Theo đó, rối loạn chuyển hóa lipid máu được định nghĩa khi có một hoặc có nhiều rối loạn sau: tăng triglyceride máu, tăng cholesterol toàn phần trong máu, tăng LDL-cholesterol (cholesrol xấu) hoặc giảm HDL-cholesterol (cholesterol tốt). Tuy nhiên, nếu rối loạn chuyển hóa lipid máu kéo dài có thể gây xơ vữa động mạch, hẹp mạch máu và là tác nhân chính gây ra các bệnh lý tim mạch.

Thực tế, rối loạn chuyển hóa lipid máu không có một biểu hiện bất thường nào, bệnh chỉ được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu. Các triệu chứng của xơ vữa động mạch cũng diễn biến âm thầm nên người bệnh rất khó phát hiện.

2. Chế độ ăn cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu

2.1 Các thực phẩm được khuyến cáo cho người rối loạn chuyển hóa lipid máu

- Ngũ cốc chế biến thô: bánh mì đen, gạo thô,...

- Sữa không béo.

- Thịt nạc hoặc thịt gia cầm không da, cá béo, ăn tối thiểu 2 lần/tuần.

- Các loại hạt có dầu như lạc, hạt dẻ vừng, bí ngô,...

- Dầu thực vật không bão hòa: dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu đậu nành,...

- Tỏi: Tỏi có tác dụng làm tăng HDL-Cholesterol, giảm cholesterol, triglyceride, LDL-Cholesterol máu và dự phòng bệnh xơ vữa động mạch, ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông.

- Hành tây: Hành tây có tác dụng giảm cholesterol trong máu, đồng thời cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch.

- Đậu tương: Có tác dụng làm cholesterol máu, đặc biệt là giảm nồng độ LDL-cholesterol. Đậu tương và các chế phẩm từ đậu tương rất tốt cho bệnh nhân rối loạn lipid máu.

- Dưa leo: Dưa leo chứa rất nhiều chất xơ có tác dụng cải thiện tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol hiệu quả.

- Rong biển: chứa nhiều iod và magie, có tác dụng ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng cholesterol thành mạch.

- Ớt: Ớt có hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn của cơ thể, làm giảm lượng cholesterol máu.

- Súp lơ: Có hàm lượng chất xơ rất cao, giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là flavonoid. Đây là một chất làm sạch lòng mạch, có khả năng tiêu trừ cholesterol lắng đọng trên thành mạch, ngăn chặn ngưng tập tiểu cầu, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

- Mướp đắng: giàu vitamin B1, vitamin C và nhiều loại khoáng chất, giúp giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

- Mầm đậu xanh: Mầm đậu xanh có chứa nhiều vitamin C, chất xơ,... các dưỡng chất này đều có lợi trong việc loại trừ chất thải trong cơ thể, làm giảm cholesterol máu, đồng thời làm giảm sự lắng đọng cholesterol ở thành động mạch.

- Cà rốt: Cà rốt rất giàu beta-carotene và các loại vitamin, chất xơ, khoáng chất. Vì thế, cà rốt rất tốt cho người mắc bệnh mạch vành, giảm mỡ máu và hạ huyết áp. 

2.2 Các loại thực phẩm không được khuyến cáo

- Mỡ, nội tạng động vật, da, gạch cua, gạch tôm.

- Sữa béo nguyên kem, sữa đặc.

- Lòng đỏ trứng, phô mai, bơ...

- Thịt gia cầm chưa loại bỏ da.

- Các loại bánh ngọt, bánh mặn làm từ lòng đỏ trứng và có chứa mỡ bão hòa.

- Hạn chế đường, mật, đồ ngọt.

- Đồ ăn chế biến sẵn nhiều chất béo như phô mai, xúc xích, thịt nguội,...

- Dầu mỡ chứa nhiều chất béo bão hòa.

Ngoài ra, người bệnh nên hạn chế các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, mì ăn liền. Nên bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe và duy trì cân nặng phù hợp./.

Minh Đức (t/h)

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: 14 Trần Thánh Tông - TP. Nam Định - T. Nam Định và 156 Phạm Ngũ Lão - TP. Nam Định - T. Nam Định
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 03/GP-TTĐT-STTTT ngày 01-08-2024 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  Người chịu trách nhiệm: TS.BS. Trần Ngọc Minh - Phó Giám đốc Sở Y tế
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang