image banner
anh tin bai
  anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

anh tin bai

image advertisement

anh tin bai

anh tin bai

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement

image advertisement
anh tin bai
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Viêm xương tủy xương: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị
Lượt xem: 32

         Viêm xương tủy xương là bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến xương, thường gây ra bởi nhiễm khuẩn hoặc các chấn thương. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử xương, biến dạng hoặc mất khả năng vận động.

anh tin bai

Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân gây viêm xương tủy xương

Viêm xương tủy xương có thể khởi phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các tác nhân chính bao gồm vi khuẩn thông thường, vi khuẩn lao, nấm, đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

- Vi khuẩn thông thường: Ở người lớn, tác nhân phổ biến nhất gây viêm xương tủy xương là tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Ngoài ra, các vi khuẩn gram dương khác như tụ cầu coagulase âm tính, Streptococcus spp, trực khuẩn gram âm, cùng với vi khuẩn kỵ khí cũng được ghi nhận. Đối với trẻ sơ sinh, các mầm bệnh thường gặp bao gồm Staphylococcus aureus, Streptococcus agalactiae và Escherichia coli, được phát hiện qua mẫu máu hoặc xương. Trẻ em trên 1 tuổi chủ yếu bị ảnh hưởng bởi Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes và Haemophilus influenzae.

- Vi khuẩn lao: Bệnh lao xương xảy ra do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis lan truyền qua đường máu đến xương. Trong một số trường hợp hiếm, tình trạng này có thể xuất phát từ nhiễm trùng lao hạch lân cận. Ngoài vi khuẩn lao điển hình, các loại mycobacteria không điển hình như Mycobacterium marinum, Mycobacterium avium-intracellulare, Mycobacterium fortuitum và Mycobacterium gordonae cũng có thể gây nhiễm trùng xương.

- Nấm: Nhiễm nấm thường gặp ở người già và người suy giảm miễn dịch. Các loại nấm có thể gặp là coccidioidomycosis, blastomycosis, cryptococcus và sporotrichosis.

2. Triệu chứng nhận biết viêm xương tủy xương

- Đau xương: Triệu chứng phổ biến nhất, thường âm ỉ, kéo dài và trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Trong trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính, cơn đau có thể dữ dội.

- Sưng, nóng, đỏ vùng xương bị tổn thương: Thường xuất hiện khi viêm xảy ra ở các xương sát da hoặc kèm theo áp xe phần mềm, viêm mô tế bào.

- Hình thành đường rò: Đường rò thường thấy trong các trường hợp viêm xương gần da hoặc do lao xương. Mủ từ lỗ rò có thể chảy ra ngoài, là dấu hiệu điển hình của viêm nhiễm lâu ngày.

- Tổn thương phần mềm và lộ xương: Xảy ra trong các trường hợp gãy xương hở hoặc vết thương thấu khớp, tạo đường thông giữa xương và ổ khớp.

- Hoại tử đầu chi: Đầu chi trở nên khô và hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng, thường gặp ở bệnh nhân có vấn đề về thần kinh hoặc mạch máu.

- Sốt: Sốt cao thường đi kèm với viêm xương tủy xương cấp tính và nhiễm khuẩn huyết. Trong trường hợp mãn tính, sốt có thể nhẹ, âm ỉ hoặc không rõ ràng. Ở bệnh nhân lao xương, sốt thường xuất hiện kèm rét run vào buổi chiều.

- Mệt mỏi, gầy sút cân: Khi nhiễm trùng kéo dài và trở nên nghiêm trọng, cơ thể suy kiệt do tình trạng dinh dưỡng kém và đáp ứng miễn dịch suy giảm.

3. Hướng điều trị viêm xương tủy xương

- Điều trị nội khoa: Kháng sinh và Chăm sóc vết thương: Nếu có nhiễm trùng ngoài da hoặc áp xe, cần xử lý bằng cách vệ sinh, dẫn lưu ổ áp xe, và hút liên tục để loại bỏ dịch nhiễm khuẩn.

- Điều trị ngoại khoa

+ Phẫu thuật loại bỏ mô nhiễm trùng: Khi kháng sinh không thể điều trị được vùng xương bị nhiễm trùng, việc nạo vét mô hoại tử hoặc cắt cụt chi bị tổn thương là cần thiết.

+ Thay thế và tái tạo xương: Ở những trường hợp xương bị phá hủy nghiêm trọng, cần sử dụng vật liệu ghép xương hoặc tái tạo xương để thay thế vùng xương bị tổn thương.

+ Tháo và thay thế khớp giả: Với những bệnh nhân có khớp giả bị nhiễm trùng, việc tháo bỏ khớp giả sẽ được chỉ định. Phẫu thuật tạo hình khớp hai thì (tách riêng việc tháo bỏ và đặt lại khớp) thường được ưu tiên hơn phẫu thuật một thì, nhằm giảm nguy cơ tái phát nhiễm trùng.

+ Xử lý mô xương chết: Việc loại bỏ xương chết và thay thế bằng mô mới là mục tiêu quan trọng trong điều trị viêm xương tủy xương. Vết thương nên được đóng lại ngay khi có thể, sử dụng các vạt che tạm thời hoặc vạt tự do để lấp đầy khoảng trống, nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo mô và khôi phục cấu trúc xương.

Điều trị viêm xương tủy xương đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phương pháp nội khoa và ngoại khoa để đạt hiệu quả cao nhất và ngăn ngừa các biến chứng lâu dài.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

 

  © Bản quyền thuộc về Sở Y tế Tỉnh Nam Định.
  Địa chỉ: 14 Trần Thánh Tông - TP. Nam Định - T. Nam Định và 156 Phạm Ngũ Lão - TP. Nam Định - T. Nam Định
  Điện thoại: (0228) 3631 486 - Fax: (0228) 3631 261 - Email: soyte@namdinh.chinhphu.vn.
  Giấy phép số 03/GP-TTĐT-STTTT ngày 01-08-2024 của Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Nam Định.
  Người chịu trách nhiệm: TS.BS. Trần Ngọc Minh - Phó Giám đốc Sở Y tế
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang