Viêm màng phổi là tình trạng màng phổi bị kích thích, viêm hoặc nhiễm
trùng, có thể kèm theo tràn dịch màng phổi (tích tụ dịch trong khoang màng phổi).
Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến hô hấp mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm
trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ảnh
minh họa
1. Nguyên nhân gây ra viêm màng phổi ở trẻ em
- Vi khuẩn
+ Phế cầu khuẩn
(Streptococcus pneumoniae): Nguyên nhân thường gặp nhất trong viêm phổi và viêm
màng phổi mủ.
+ Tụ cầu vàng
(Staphylococcus aureus): Đặc biệt là chủng kháng methicillin (MRSA).
+ Liên cầu
khuẩn nhóm A (Streptococcus pyogenes): Gây viêm mủ màng phổi.
+ Vi khuẩn
Gram âm: Klebsiella pneumoniae. Haemophilus influenzae type B (trước đây phổ biến,
nhưng giảm nhờ tiêm vắc-xin Hib). Escherichia coli (ở trẻ sơ sinh và trẻ suy giảm
miễn dịch).
- Lao
(Mycobacterium tuberculosis): Dẫn đến viêm màng phổi, đặc biệt ở các khu vực có
tỷ lệ lao cao.
- Virus: Virus
cúm (Influenza virus), virus hợp bào hô hấp (RSV), adenovirus, parainfluenza
virus, herpesvirus (đặc biệt là Epstein-Barr virus).
- Nấm và ký
sinh trùng
+ Nấm: Candida
spp., Histoplasma capsulatum, Coccidioides immitis (thường gặp ở trẻ
suy giảm miễn dịch).
+ Ký sinh
trùng (hiếm gặp): Paragonimus westermani (sán lá phổi).
- Một số
nguyên nhân khác gây viêm màng phổi ở trẻ em thường liên quan đến các bệnh lý nền
hoặc tình trạng bất thường:
+ Bệnh lý tự
miễn: Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) gây viêm màng phổi không nhiễm
trùng,viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
+ Chấn thương
hoặc phẫu thuật: Chấn thương vùng ngực do tai nạn, biến chứng sau phẫu thuật
lồng ngực hoặc chọc dò.
+ Bệnh lý ác
tính: Các khối u ác tính ở phổi, trung thất, hoặc di căn từ ung thư khác.
+ Rối loạn
chuyển hóa hoặc viêm không nhiễm trùng: Tăng ure máu (do suy thận), tắc mạch phổi
hoặc nhồi máu phổi, hội chứng Dressler (viêm màng phổi sau phẫu thuật tim hoặc
tổn thương cơ tim),...
2. Triệu chứng trẻ mắc viêm màng phổi
- Đau ngực:
Đau nhói hoặc đau âm ỉ ở một bên ngực, tăng lên khi trẻ hít sâu, ho, hoặc cử động
vùng ngực. Cơn đau thường khu trú, nhưng có thể lan đến vai hoặc lưng.
- Khó thở:
Thường gặp khi có tràn dịch màng phổi hoặc viêm nặng gây giảm khả năng giãn nở
của phổi. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng thở nhanh, rút lõm lồng ngực, hoặc tím
tái.
- Thở nhanh,
nông: Trẻ cố gắng hạn chế di động lồng ngực để giảm đau. Nhịp thở tăng: ≥
60 nhịp/phút (ở trẻ 2 tháng tuổi), ≥ 50 nhịp/phút (ở trẻ 2-12 tháng
tuổi), ≥ 40 nhịp/phút (ở trẻ 12 tháng tuổi - 5 tuổi), ≥ 30
nhịp/phút (ở trẻ > 5 tuổi)
- Ho: Ho
khan thường gặp ở giai đoạn đầu, sau đó ho có đờm nếu viêm màng phổi kèm theo
viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp dưới.
- Sốt: Sốt
cao, có thể kèm ớn lạnh, thường gặp trong các trường hợp nhiễm trùng. Ở trẻ nhỏ,
sốt có thể không rõ ràng, đặc biệt trong viêm màng phổi do lao hoặc ở trẻ suy
dinh dưỡng.
- Mệt mỏi và
chán ăn: Trẻ thường mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, hoặc ăn uống kém.
3.Biến chứng viêm màng phổi ở trẻ em
- Suy hô hấp: Dịch
hoặc mủ nhiều trong khoang màng phổi làm giảm thể tích hoạt động của phổi. Nếu
viêm màng phổi nặng hoặc kèm theo tràn khí màng phổi, trẻ có thể không duy trì
đủ oxy gây suy hô hấp.
- Xẹp phổi: Dịch
nhầy trong khoang màng phổi chèn ép, làm xẹp một phần hoặc toàn bộ phổi, gây tắc
nghẽn đường dẫn khí.
- Áp xe phổi:
Nhiễm trùng từ màng phổi lan vào nhu mô phổi, gây áp xe (túi mủ khu trú).
- Nhiễm trùng
huyết: Vi khuẩn từ màng phổi xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng toàn thân.
- Viêm màng
ngoài tim: Viêm nhiễm lây lan từ màng phổi đến màng ngoài tim, gây tích tụ
dịch hoặc mủ quanh tim.
CN. Vũ Văn Trình (t/h)